Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Hòn Non Bộ Cực Đẹp


Đá dùng đắp non bộ thì những loại đá xốp dễ hút nước từ trong bồn lên để nuôi cây như đá san hô là hợp nhất. Đá cứng như đá vôi thì cần có khe nứt, kẽ gân để làm mạch nước. Dạng đá thì trong khi người Nhật và Hoa thích những loại đá hình thù dị kỳ nhưng tiêu chuẩn của người Việt khi đắp hòn non bộ là đá phải có dạng giống ngọn núi hay hải đảo, có thực tính hơn.
  

Núi đắp thì thường có số lẻ như 1, 3, 5… ngọn chứ không đắp số chẵn 2,4,6… ngọn bao giờ, đó là vì theo quan niệm thì những gì lẻ vẫn tự nhiên hơn. Trong nghệ thuật hòn non bộ, cái trọng tâm là hồn của đá, cây xanh chỉ được sắp xếp tô điểm thêm nét tự nhiên cho núi giả chứ không phải trọng tâm của tiểu cảnh nên thế cây không phải quá nghiêm ngặt như phép chơi bonsai của Nhật; tuy nhiên vẫn phải theo tỉ lệ, cây không thể cao to hơn núi… bởi mục đích của nghệ thuật non bộ là thu hút người xem tổng thể hài hoà: ngọn núi cao, mặt nước lặng; cây xanh và những vật trang trí trên ngọn núi, nét gần xa…


Tại Việt Nam non bộ đẹp là những cụm núi giả đặt giữa một bồn nước nhỏ. Kích thước bồn nước, nhỏ thì chỉ 15–20 cm, lớn thì đến 2–3 m đặt trong các vườn nhà, nhưng cũng có khi xây lớn 8–9 m tại những đền, chùa, cung điện. Bể nhỏ thì không thả cá và có thể để trưng trong nhà nhưng những loại bể lớn xây ngoài vườn thì có thể nuôi cá kiểng, thả bèo. Tầm sâu của bồn nước không mấy quan trọng nhưng khoảng cách mặt nước phẳng lặng là điểm thiết yếu. 


Dùng hồ đã trộn xi măng đắp lên mặt tấm lưới. Bạn nên đắp lồi lõm để tạo dáng sườn núi có hình thù tự nhiên. Gò cao tạo thác, khe rãnh tạo suối. Bạn nhớ chừa một khoảng trống nhỏ khoảng vài cm trên những chỗ cao hoặc triền khe, rãnh để trồng một số cây cảnh.


Ngoài ra, đừng quên đặt ống nước có khoan nhiều lỗ để khi nước chảy qua sẽ phun ra như mưa rơi trên sườn núi, làm dịu mát không khí trong nhà. Bên trên hòn non bộ, bạn có thể đặt vài bóng đèn điện để tăng hiệu quả ánh sáng và tạo sự ấm cúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét